Tham khảo Văn_Thiên_Tường

Wikisource có các tác phẩm gốc nói đến hoặc của:
Văn Thiên Tường
  1. Văn Thiên Tường, tlđd – Chỉ Nam lục, trang 270
  2. •chính khí: Phần vô hình ngay thẳng tốt đẹp trời phú cho con người những tố chất cao quí, tạo nên những hành vi phi thường, oanh liệt, hợp đạo lý và quy luật trong vũ trụ
  3. •hạo nhiên: Khí chất lớn lao đúng đắn vốn có sẵn ở con người, nó rộng lớn, bao la
  4. •hoàng lộ (đường vua, thiên hạ): nước nhà, non nước
  5. •thanh di: thanh bình, bình yên, yên ả
  6. •minh đình: Nơi ngày xưa đế vương thờ thần linh
  7. •đan thanh: Ở đây chỉ khí tiết và tâm hồn con người.
  8. •thái sử: Sử quan đời xưa, xưa không có giấy, chữ ghi trên thẻ tre. Tả truyện, Tương Công năm thứ 25, quan đại phu là Thôi Trữ giết Tề Trang Công, thái sử ghi là “Thôi Trữ giết vua”. Quan chép sử bị Thôi Trữ giết, có hai người em cũng bị giết về việc tiếp tục chép như anh. Đến người em thứ tư vẫn chép như vậy, Trữ đành phải tha. Bề tôi giết vua gọi là thí, thái sử nước Tề gọi “Thôi Trữ thí kỳ quân” dùng từ chuẩn xác, có ý chê bai, chẳng ngại ngần chép như thế là mang lấy hoạ sát thân, nên được đời sau ca ngợi
  9. •Đổng Hồ: Sử quan nước Tấn thời Xuân Thu. Tả truyện: Tuyên Công năm thứ 2 chép Triệu Xuyên giết Tấn Linh Công, thái sử Đổng Hồ chép là “Triệu Thuẫn thí quân” (Triệu Thuẫn giết vua) đưa ra triều đường cho mọi người xem. Tuyên Tử (Triệu Thuẫn) nói “Không phải”. Đáp rằng “Ông làm chính khanh, khi vua chết ông vẫn ở trong nước, sau ông ra nước ngoài, khi trở về không hỏi tội kẻ giết vua, không phải ông thì còn là ai nữa”. Khổng Tử nói rằng “Đổng Hổ là người chép sử đúng mức thời cổ, cách chép không che giấu”
  10. •Chùy Trương Lương: Chùy (vũ khí hình cầu có cán hoặc xích sắt để cầm), Trương Lương tức Trương Tử Phòng, có cha và anh lần lượt giữ chức Thừa tướng nước Hàn (một trong 7 nước lớn còn lại vào cuối thời Chiến Quốc) khi Tần Thủy Hoàng diệt nước Hàn, Trương Lương thuê lực sĩ dùng một loại chùy nặng 120 cân (72kg) để trả thù cho nước Hàn. Họ phục kích ở Bác Lãng sa, nơi Tần Thủy Hoàng đi qua. Chùy đập vỡ xe đi đầu, nhưng chỉ là chiếc xe không người. Cả hai trốn kịp. Về sau nghe tin Lưu Bang dấy nghĩa binh, Trương Lương tìm đến giúp đỡ tận lực, bày mưu tính kế và quan trọng nhất là tìm nhân tài làm bộ khung ưu tú lập nên nhà Hán. Khi đạt thắng lợi hoàn toàn, ông khước từ mọi ban thưởng, rời khỏi kinh đô không rõ đi đâu. Hán Cao tổ Lưu Bang đành phong cho ông tước Lưu hầu
  11. •Tô Vũ: Sứ giả vua Vũ đế nhà Hán đi sứ Hung nô. Chúa Hung nô dụ ông làm quan, ông quyết liệt từ khước. Sợ lộ chuyện, chúng đày ông lên Bắc hải chăn dê. Nhà Hán nhiều lần đòi người, chúa Hung nô đều một mực chối là không giữ Tô Vũ. Mười chín năm sau, tình cờ có người bắn chim nhạn, phát hiện chân chim có buộc sợi vải lấy trong lá cờ tiết nhà Hán đã từng trang bị cho Tô Vũ. Trước vật chứng này, Hung nô đành phải giao trả Tô Vũ. (tác giả đề cao tinh thần cang trường bất khuất để gián tiếp giải thích việc cự tuyệt lời dụ hàng của Hốt Tất Liệt)
  12. •Tướng quân họ Nghiêm: Tức Nghiêm Nhan, tướng giữ Ba quân của đất Thục (Tứ xuyên ngày nay). Khi Trương Phi tấn công, vây thành quát lớn: "Ðại quân đã đến sao chưa đầu hàng?" Nghiêm Nhan đứng dõng dạc quát lại: "Nơi đây chỉ có tướng quân đứt đầu chứ không có tướng quân hàng!"
  13. •Trương Tuấn đời Ðường, trấn thủ thành Thu dương. Khi thành thất thủ, Trương bị bắt, ông chửi mắng An Lộc Sơn là kẻ phản loạn, bất nghĩa, bị đối phương đánh gãy hết răng
  14. •Nhan Cảo Khanh làm Thái thú quận Thưởng sơn, đem quân đánh An Lộc Sơn, thua trận, địch dụ hàng, ông chửi mắng bị giặc cắt lưỡi
  15. •Biểu ra quân: Ðơn thỉnh nguyện đem quân đánh Ngụy Tấn của Gia Cát Lượng, Thừa tướng nước Thục. Nước Thục (nay thuộc Tứ xuyên) địa thế cô lập lại cực kỳ hiểm trở gây nhiều khó khăn cho việc hành quân. Vì vậy vua Thục Hậu chúa chủ trương cầu an không thích nghe lời Gia Cát Lượng. Gia Cát Lượng đã sáu lần dâng biểu xin đem quân vượt núi non ra đánh Tấn. Do nhiều lần không thành công nên ông phải dùng lời biểu tha thiết để lay chuyển chủ trương cầu an của phe phản đối, lời lẽ thống thiết đến quỷ thần cũng phải xúc động
  16. •độ giang tiệp: Tổ Địch đời Đông Tấn đem quân bắc phạt, khi ra đến giữa dòng, ông gõ vào mái chèo thề rằng “Nếu không bình định được trung nguyên, mà lại quay về, thì sẽ như sông này”.
  17. •Hồ Yết: tên hai bộ tộc rất hiếu chiến sống ở miền Bắc Trung quốc, thường được gọi chung là rợ Hung nô
  18. • "Hốt" (thẻ tre): mảnh tre, gỗ hoặc ngà dài khoảng hai gang tay, được sơn bóng và khảm lên đấy miếng gương soi nhỏ. Khi vào chầu hay làm chủ lễ, các quan cầm hốt bằng hai tay, mắt nhìn vào gương soi (để tự kiểm tra sự nghiêm túc)• "kích tặc hốt": Thời Đường Đức Tông, Chu Tỷ mưu phản, quan thái uý là Đoàn Tú Thực căm lắm, cầm cây hốt trong tay đánh Chu Tỷ, đầu Tỷ bị máu loang, loạng choạng...
  19. • Địa duy (Góc đất): Người xưa tin rằng mặt đất vuông, bốn "góc" được duy trì bằng bốn chân một con rùa... siêu khổng lồ(!)
  20. •thiên trụ (Cột trời): Người xưa tin rằng trời được chống đỡ bằng "cây cột" rất chắc, nhưng lại không xác định cột ấy ở đâu
  21. •Tam cương: Nhà nho nêu lên đạo: vua -tôi, cha - con, vợ - chồng. Câu nói của Đổng Trọng Thư đời Hán trong Bạch hổ thâu nghĩa: “Quân vi thần cương, phụ vi tử cương, phu vi thê cương” (Vua là giềng mối của bề tôi, cha là giềng mối của con cái, chồng là giềng mối của vợ)
  22. • dương cửu (Vận xui): vận hội ách tắc (thuật ngữ của kinh Dịch)
  23. •Tù Sở: Chung Nghi người nước Sở (vùng Hồ bắc ngày nay, phía nam Trung quốc) bị bắt làm tù binh ở nước Tề (vùng Sơn đông ngày nay, phía Bắc Trung quốc). Ở đấy ông buộc thêm tua vào mũ cho đúng kiểu dáng của Sở. (Văn Thiên Tường cũng bị bắt ở Quảng đông đưa về Yên kinh có lộ trình tương tự). Về sau hai chữ "Sở tù" được Văn Thiên Tường dùng theo nghĩa chỉ kẻ gặp chung cảnh khốn đốn cùng cực
  24. • Ngựu Ký: giống ngựa quý, đứng trong chuồng thì có vẻ mỏi mệt uể oải nhưng khi vào đường dài thì hăng sức đến xuất thần chạy ngàn dặm mỗi ngày cũng không xuống sức. Thường được ví với người tài cao
  25. Phượng hoàng: theo tín ngưỡng truyền thống, đây là loài linh điểu, con trống là phượng, con mái là hoàng. Thức phẩm duy nhất của chúng là hạt ngô đồng, vì vậy chúng chỉ đậu trên cây ngô đồng chứ không đậu tùy tiện và chỉ xuất hiện để báo điềm lành khi đất nước thanh bình, người hiền tài ra đời
  26. • vân bạch (Mây trắng): biểu hiện cho sự phù phiếm, biến chuyển nhanh chóng của cảnh giàu sang ở đời
  27. •Triết nhân: Người hiền triết, ở đây chỉ những người khí tiết đã nêu ở trên.
  28. •Cổ đạo: Chỉ luân lý khí tiết mà nhà nho suy tôn
  29. Chính khí ca - Văn Thiên Tường (GS. Ngô Văn Lại) Bản dịch của Thái Trọng Lai
  30. Nguyễn Du qua sông Hoài, nhớ Văn Thiên Tường - Phạm Trọng Chánh
  31. Chính khí ca - Văn Thiên Tường (Bản dịch của Nguyễn Văn Thọ)
  32. Thôi Tử là Tể tướng nước Tề giết vua, quan Thái sử cứ chép việc thật, không sợ oai quyền
  33. Triệu Thuần là Tể tướng nhà Tần giết vua, Đổng Hồ cũng theo sự thật chép vào trong sử
  34. Trương Lương muốn báo thù cho vua nước Hàn, mang dùi đồng (quả chuỳ bằng đồng có gai) lén đánh vua Thủy Hoàng nhà Tần
  35. Tô Vũ đời nhà Hán đi sứ bên Hung Nô, không chịu đầu hàng, bị giam 19 năm
  36. Trương Phi đánh Ba Thục, bắt được Nghiêm Nhan. Nhan không chịu đầu hàng, còn mắng rằng: ở xứ Thục có anh tướng quân đứt đầu chứ không có tướng quân đầu hàng
  37. Vua Hoài Đế nhà Tấn bị giặc đuổi, quan thị trung Kế Thiệu đưa mình che tên cho vua, bị bắn chết, rảy máu lên áo vua
  38. Đời nhà Đường, An Lộc Sơn làm phản, Trương Tuần khởi quân đánh giặc, nhưng thua trận và bị bắt. Trương Tuần mắng giặc luôn miệng, bị giặc bẻ hết hai cái răng
  39. Nhan Kiều Khanh bị giặc bắt, mắng chưởi luôn miệng, bị giặc cắt đứt lưỡi, nhưng vẫn cứ chưởi mãi không thôi
  40. Quảng Minh đời nhà Hán được vua mời ra làm quan nhưng ông không chịu ra, mà cứ ở mãi xứ Liêu Đông 30 năm, chỉ đội cái nón lá và mặc vải bố
  41. Khổng Minh dâng tờ biểu cho vua đi đánh nước Ngụy
  42. Tổ Địch dẫn quân đi đánh giặc. Lúc sang sông được rồi thì bẻ quách mái chèo mà rằng: Nếu không dẹp xong giặc thì không thể về mà sang sông này nữa
  43. Đoàn Tú Thực giận Châu Xế chiếm ngôi vua, bèn cầm cây hốt (thẻ bằng ngà, tre hoặc bằng gỗ) đánh vào đầu Xế, máu ra lai láng
  44. Lúc bị giam chung trong ngục, ông Văn Thiên Tường cùng bốn lính tráng ăn chung nằm lộn với nhau
  45. Ngư Tiều y thuật vấn đáp (Nguyễn Đình Chiểu - 阮廷沼 (hồi 19: 1350-1375)
  46. Hà Thành chính khí ca